
CEO CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Anh TRẦN TRỌNG HÙNG - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FBL
CỔ ĐÔNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Anh NGUYỄN HOÀI NAM - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Jio Health Vietnam và HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt
- Chị TRẦN NGỌC ĐIỆP - Giám đốc Công ty Ước mơ Xanh
Vấn đề của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng may mặc, điện tử, thuộc quyền sở hữu 100% của các thành viên trong gia đình. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, doanh nghiệp đã trực tiếp nhập khẩu tivi và các loại đầu kỹ thuật số từ Trung Quốc để phân phối cho thị trường nội địa và xuất khẩu hàng may mặc từ Việt Nam sang EU. Sau 20 năm phát triển và thành công, doanh nghiệp đã tích luỹ được một lượng vốn tương đối lớn. Cùng chung mong muốn sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn để kinh doanh. Các thành viên HĐQT đã cùng thống nhất sẽ ngừng chia cổ tức để tái đầu tưphát triển kình doanh. Tuy nhiên, mặc dù đã nhất trí cao về việc tái đầu tư kinh doanh, nhưng giữa CEO và các thành viên khác trong HĐQT lại trái ngược quan điểm về chiến lược đẩu tư:
CEO, sau khi nghiên cứu thị trường, tham khảo mô hình đầu tư của một số đơn vị trong nước và quốc tế, đã đề xuất Doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn vốn, nghiên cứu và lựa chọn mua một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có tiềm năng theo hình thức M&A. Tuy nhiên đề xuất này đã bị các thành viên HĐQT phản đối, họ cho rằng: Doanh nghiệp chỉ nên đầu tư tài chính, mua cổ phần của một số doanh nghiệp tiềm năng để chia trứng vào nhiều giỏ. Phương pháp này sẽ giúp nguồn vốn an toàn hơn, có thể rút ra một cách linh hoạt.
CEO tiếp tục bảo vệ ý kiến của mình rằng: Trong thực trạng của nền kinh tế hiện nay, đầu tư tài chính còn mạo hiểm hơn nhiều. Vì thứ nhất, vấn đề minh mạch thông tin doanh nghiệp là điều còn phải bàn. Thứ 2, chúng ta sẽ không chi phối được đơn vị mình đầu tư. Từ đó sẽ bị lệ thuộc vào chất lượng điều hành và quản lý của các công ty đó. Nếu Công ty đó xuống dốc hoặc phá sản thì doanh nghiệp sẽ mất trắng. Tiền của mình bỏ ra, mình phải nắm giữ và kiểm soát nó.
Các thành viên HĐQT cho rằng: Nếu mua hẳn một công ty thuộc lĩnh vực mới, mức độ hiểu biết cũng như năng lực quản lý hiện có của CEO và Ban Quản trị, điều hành về lĩnh vực này còn rất hạn chế. Làm thế nào để đưa doanh nghiệp đó tiếp tục phát triển được?
CEO tiếp tục phản biện: Tốt nhất, Doanh nghiệp muốn mở rộng thì nên đầu tư vào sản xuất, vì đó là tiền đề để doanh nghiệp có thể chủ động nguồn đầu vào. Mua lại một doanh nghiệp sản xuất là hướng đi nhanh nhất, CEO sẽ cùng Ban Quản trị tìm kiếm các nguồn lực bổ sung để quản lý, điều hành doanh nghiệp mới này. Tuy nhiên các thành viên HĐQT vẫn kiên quyết phản đối :
- Để chi phối và kiểm soát công ty mới này cần phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc. Từ tiền đầu tư mua lại doanh nghiệp, chi phí đào tạo tới việc phải tính toán như thế nào để doanh nghiệp đó phát triển.
- Tại các quỹ đầu tư của Việt Nam và nước ngoài, họ vẫn đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp tiềm năng và thu lợi nhuận từ đó. Đây là phương án đơn giản nhất, chỉ cần bỏ tiền đầu tư và chờ thu lợi nhuận, không phải tốn thêm bất cứ chi phí nào.
Vậy đâu mới là lời giải thoả đáng cho doanh nghiệp?