Chị Đào Hồng Thắm là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng hợp Lâm Khang khi tham gia chương trình CEO chìa khóa thành công đã nhận được sự hỗ trợ cơ bản như sau
Chương trình trên sóng
DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH - CHUYÊN NGHỀ HAY ĐA NGÀNH
Một doanh nghiệp gia đình đang sản xuất và kinh doanh bánh ngọt. Xuất phát từ một của hàng làm bán biscuit đầu những năm 1980. Sau 35 năm phát triển, ngày nay, Doanh nghiệp đã trở thành một tên tuổi lớn trên thị trường bakery, sở hữu một chuỗi của hàng ở nhiều vị trí đắc địa và đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ở một khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với quy mô phát triển thị trường, nhu cầu và phương thức cung ứng vật tư đầu vào của doanh nghiệp cũng dần thay đổi theo: Từ mua lại vật tư của các nhà nhập khẩu thời kỳ đầu sang nhập trực tiếp. Đến giai đoạn này, với các mối quan hệ kinh doanh và nhu cầu của thị trường, CEO nhận thấy DN có thể mở rộng kinh doanh ra các lĩnh vực xung quanh cốt lõi của doanh nghiệp như: trở thành nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất bánh (như bột mì, bơ, sữa, dầu ăn…); mở trường dạy nghề; Ngoài ra, với kinh nghiệm làm dự án và đầu tư xây dựng nhà xưởng, cty thậm chí có thể mở thêm mảng kinh doanh đầu tư khu công nghiệp (xây dựng và cho thuê).
Tuy nhiên, khi CEO đưa ý tưởng này ra đã không nhận được sự ủng hộ của các thành viên HĐQT khác trong gia đình Theo CEO: Đã đến lúc DN cần mở rộng kinh doanh bằng cách đầu tư ra các lĩnh vực xung quanh mảng kinh doanh cốt lõi. Trên cơ sở tận dụng dựa trên những thế mạnh tiềm năng sẵn có của mình như: tên tuổi, các mối quan hệ, tài chính… để phát triển DN, đặc biệt là trở thành một đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, khi DN có sẵn nhiều cơ sở, nhà máy sản xuất thì việc mở trường lớp đào tạo nghề là rất thuận tiện.
HĐQT phản đối vì cho rằng: Để trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cần thông thạo các hoạt động xuất nhập khẩu, cũng đồng nghĩa với phải xây dựng một đội ngũ kinh doanh có nghiệp vụ ngoại thương, đầu tư kho vận … như vậy tốn rất nhiều tiền. Để trở thành đơn vị đào tạo cần phải có sơ sở vật chất, trường lớp, giáo trình đào tạo bài bản. Ngoài ra, xây dựng được một đội ngũ nhân sự có đủ trình độ. …, là hoàn toàn không đơn giản.
CEO tiếp tục bảo vệ ý kiến khi cho rằng: Đã tới lúc phải mở rộng kinh doanh. Muốn lớn mạnh cần phát triển đa nghành. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp gia đình khác ở VN và trên thế giới đã làm và rất thành công. Đặc biệt, với kinh nghiệm sẵn có khi đầu tư khu công nghiệp (quy trình và các mối quan), DN thừa khả năng đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng thời do biết được nhu cầu của nhiều đối tác cụ thể nên chắc chắn. DN cứ có đất là sẽ có người vào thuê.
Link chương trình:
Link các báo:
1.Nữ doanh nhân Đào Hồng Thắm, Chủ tịch Lâm Khang: Thành công đến từ những cố gắng được lặp lại mỗi ngày
2.Doanh nghiệp thiết bị y tế thành công nhờ đa dạng sản phẩm và kênh phân phối
3.Lâm Khang - Mọi sự bắt đầu bằng chữ "Tâm"
4.Doanh nghiệp gia đình trước bài toán chuyên nghề hay đa ngành
5.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề đúng hay sai?
6.Kinh doanh gia đình - con dao hai lưỡi?
7.Kinh doanh đa ngành - con dao hai lưỡi vơi doanh nghiệp