Chị Trương Thị Thanh Tâm là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khỏe Đẹp khi tham gia chương trình CEO chìa khóa thành công đã nhận được sự hỗ trợ tăng cường như sau
Chương trình trên sóng:
DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH - THÀNH VIÊN TỪ BÊN NGOÀI
Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đồ trang sức có uy tín và vừa mới mở rộng sang lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Vừa qua, doanh nghiệp đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với một số ít là chủ sở hữu nhỏ lẻ ngoài gia đình (chủ yếu là các nhân viên lâu năm). Tuy nhiên toàn bộ các thành viên HĐQT của công ty vẫn đều là các thành viên trong gia đình, trong đó có một số trực tiếp tham gia quản lý, điều hành. Con trai của Chủ tịch HĐQT sau thời gian du học và làm việc cho một số công ty đa quốc gia ở nước ngoài đã về nước và được bổ nhiệm vào vị trí CEO của công ty. Với nhu cầu và mong muốn phát triển cũng như nắm bắt các cơ hội để đột phá và vươn lên vị thế cao hơn trên thị trường, hiện công ty đang tính toán việc gọi vốn thông qua hình thức IPO.
Với kinh nghiệm và kiến thức về các thông lệ quản trị tiên tiến, CEO mới đã đề xuất mời thêm các thành viên HĐQT bên ngoài có trình độ, uy tín để tham gia vào công ty. Khi đưa vấn đề này ra, CEO đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các thành viên và cả Chủ tịch HĐQT. Theo ý kiến của các thành viên trong HĐQT thì: doanh nghiệp không cần có sự tham gia của người bên ngoài, vì hiện tại đã có đủ họ hàng và các thành viên điều hành cùng tham gia HĐQT rồi. Ngoài ra, để tìm được những người đủ tiêu chuẩn, đủ độ tin cậy và trình độ trở thành thành viên HĐQT của công ty không hề dễ, nếu tìm không đúng người có thể mang lại nhiều hệ lụy cho công ty, phá vỡ cấutrúc quản trị hiện tại. Do đó các thành viên HĐQT không đồng tình với ý kiến của CEO.
Nhưng CEO lại có ý kiến rằng: việc mời các thành viên HĐQT từ bên ngoài có trình độ, có uy tín sẽ giúp định hướng cho doanh nghiệp phát triển một cách hiệu quả và cân bằng hơn. Họ không bị chi phối vì các xung đột lợi ích, có cái nhìn khách quan và kinh nghiệm chuyên sâu hơn. Ngoài ra, việc có các thành viên HĐQT từ bên ngoài mà sau này có thể trở thành thành viên độc lập sẽ ghi điểm đối với các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng và các ngân hàng thương mại. Điều này sẽ giúp quá trình chuẩn bị chuẩn bị IPO hoặc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thuận lợi và đạt được các mục tiêu.
Các thành viên HĐQT vẫn không đồng tình với quan điểm của CEO, bởi: Thành viên HĐQT phải là những người có tầm nhìn chiến lược, khả năng hoạch định cùng với sự am hiểu và quen thuộc nhất định trong lĩnh vực hoạt động công ty mới có thể đưa ra các ý kiến độc lập về chiến lược, cũng như giám sát hoạt động quản trị, điều hành của công ty. Nếu những người này không đủ trình độ, hoặc thiếu hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp có thể sẽ làm lệch hướng công ty, làm xáo trộn hệ thống hiện tại. Chưa kể các thành viên này có thực sự tin cậy, có gắn bó lâu dài và chuyên môn vào công việc của mình hay không? Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả những khoản phí lớn và tốn kém cho các thành viên HĐQT để họ thực hiện vai trò của mình. Do đó, các thành viên HĐQT nhất quyết phản đối ý kiến của CEO.
Link chương trình:
Link báo:
1.CEO Trương Thị Thanh Tâm: Nghề đã chọn tôi
2.ATZ Healthy Life: thương hiệu ‘sức khoẻ Xanh’
3.Lối sống tích cực tạo nên thành công
4.7 năm gây dựng thương hiệu chăm sóc sắc đẹp của nữ CEO
5.ATZ Healthy Life: Khẳng định thương hiệu bằng chiến lược đại dương xanh