Chị Vũ Ngọc Hương là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Sao Kim khi tham gia chương trình CEO chìa khóa thành công đã nhận được sự hỗ trợ cơ bản như sau:
Chương trình trên sóng:
CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP – TÌM LẠI VỊ THẾ
Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm khăn giấy ướt. Trước đây, dù chưa tập trung làm thương hiệu bài bản, nhưng do sản phẩm có chất lượng tốt và đã có thâm niên trên thị trường nên tên tuổi sản phẩm cũng đã khá quen thuộc và có thương hiệu khá tốt trên thị trường. Tuy nhiên, mấy năm gần đây trong quá trình hội nhập sâu rộng, thị trường cạnh tranh gay gắt, các đối thủ đến từ nước ngoài nhiều, nên doanh nghiệp bị mất khả năng cạnh tranh. Lúc này, bất ngờ có một đối thủ khá mạnh đã đưa ra lời đề nghị mua lại thương hiệu sản phẩm của công ty với giá khá tốt. Trước tình cảnh này, CEO (cũng là một cổ đông) đã cùng với các cổ đông khác ngồi lại với nhau để bàn bạc vấn đề chiến lược cho công ty.
Theo đó, các cổ đông cho rằng: doanh nghiệp đã rơi vào đường cùng, mọi giải pháp giải cứu đều không mang lại kết quả nữa và càng để lâu sẽ càng lún sâu vào thất bại. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường và mất trắng toàn bộ. Do đó, các cổ đông cho rằng nên đồng ý với lời đề nghị của đối thủ, bán lại toàn bộ gồm thương hiệu và hệ thống sản xuất cho họ. Doanh nghiệp bán càng nhanh thì sẽ cắt lỗ càng sớm và càng không quá mất giá. Sau đó, sẽ chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác.
Tuy nhiên, CEO lại có ý kiến hoàn toàn ngược lại: Thực chất, sản phẩm của công ty có chất lượng tốt và vẫn đang có thị phần nhất định ở thị trường nông thôn, nơi mà mạng lưới phân phối có mối quan hệ lâu dài với công ty. Do đó, thương hiệu sản phẩm vẫn còn có vị thế trên thị trường việc mất khả năng cạnh tranh hiện nay là do chưa tập trung nguồn lực để đẩy sản phẩm lên đủ tầm. Vì vậy, khi các đối thủ mới quá mạnh và triển khai các hoạt động PR Marketing ồ ạt thì thị phần của doanh nghiệp mới bị thu hẹp nhanh chóng như vậy. Việc có đối thủ đề nghị mua lại thương hiệu của công ty với giá khá tốt càng cho thấy điều đó. Do đó, CEO cho rằng không nên dễ dàng từ bỏ những giá trị tiềm ẩn của mình mà cần song sóng một mặt tập trung tiến hành tái cấu trúc lại sản phẩm. Mặt khác đầu tư xây dựng và triển khai một chiến lược định vị thương hiệu và truyền thông bài bản nhằm nâng tầm sức mạnh và giá trị thương hiệu tương xứng với chất lượng. Từ đó, cạnh tranh lại với các đối thủ và lấy lại vị thế của mình trên thị trường.
Link chương trình:
Link video 30s:
Link các báo:
1.Chiến lược giành lại vị thế 'sân nhà' của Venuscorp
2.CEO Vũ Ngọc Hương: Hành trình gian nan xây dựng thương hiệu Venuscorp
3.CEO Venus Vũ Ngọc Hương: Kinh doanh như ngồi trên đầu sóng